Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Gà Nướng Còn Thừa Không Lo Hỏng

Bảo quản thức ăn đúng cách đang là xu hướng được quan tâm của các Chị em nội trợ. Vì nhịp sống ngày càng hối hả và bận rộn, các gia đình thường có xu hướng trữ thực phẩm nhiều hơn. Họ thường đi siêu thị mua một núi thực phẩm và để dần trong ngăn đá tủ lạnh để nấu dần. Thói quen này không có gì đáng nói cho đến khi có một bàn đầy đồ ăn thừa. Khi đó, họ lại nhức đầu khi phải đi bảo quản thức ăn ăn không hết. Có gia đình nàng nào thấy quen thuộc như vậy không? Nếu có, thì các nàng đang cần vài mẹo vặt bảo quản.

Làm sao để biết thức ăn đã bị hỏng?

Làm sao để biết thức ăn đã bị hỏng?

Có cách nào để biết thức ăn đó có bị ôi thiu hay chưa? Cách đơn giản nhất là hãy ngửi và quan sát trạng thái. Chú ý tới sự thay đổi kết cấu hoặc màu sắc của thực phẩm. Dưới đây là một số mẹo bảo quản đồ ăn của nhà Mammamia-Italia, các nàng xem và áp dụng ngay nha!

Nhiệt độ khi cần hâm thức ăn lại

Các nàng có biết nhiệt độ cần thiết để bảo quản và hâm thức ăn thừa là bao nhiêu chưa? Đồ ăn thừa cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 50C các nàng nhé! Khi muốn hâm nóng lại, thì nhiệt độ cao nhất chỉ dừng ở mức 600C là đủ.

Trường hợp mà không có tủ lạnh, thì các bạn cần đun sôi thức ăn trở lại. Cho thức ăn sôi khoảng 600C và chỉ để được tối đa là 1 đêm trong nhiệt độ bình thường. Nếu nhiệt độ phòng trên 250C, vi sinh vật sẽ phát triển với tốc độ “chóng mặt”.

Nếu nhiệt độ môi trường bên ngoài cao, bạn có thể nêm mặn một chút hoặc muối chua. Nhưng thức ăn thừa chỉ để được qua một đêm. Bạn vẫn phải đun sôi trước khi ăn. Với các món canh, thì bạn không nên để qua đêm. Mẹo bảo quản thức ăn đơn giản này không phải ai cũng biết!

Các cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Các cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Một số thực phẩm khi hâm lại thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ dần mất đi. Hơn nữa, hương và vị trong món cũng không còn đúng như ban đầu. Một số thực phẩm sau khi hâm lại có thể sinh ra nhiều chất độc hại. Đó là lý do các nàng cần biết các mẹo vặt để bảo quản thực phẩm và thức ăn thừa đúng cách.

Chia nhỏ các thức ăn

Hãy chia thức ăn thừa thành từng nhóm khác nhau và cho vào mỗi hộp. Ví dụ cơm còn dư thì cho vào hộp riêng, thịt và cá cũng phải để riêng. Tất cả các hộp đựng phải có đáy bằng phẳng, khô ráo và sạch sẽ.

Ngoài ra, hãy chú ý đến kích thước của hộp. Số lượng thực phẩm để vào hộp phải tương xứng với nhau. Vì làm như vậy để đồ ăn có thể được nhanh chóng làm lạnh. Hộp và nắp cũng không được có mùi lạ. Môt số bào tử vi khuẩn và nấm vẫn sống sót trong nắp hoặc hộp. Mẹo bảo quản thức ăn tươi cũng tương tự như vậy.

Tránh dùng hộp kim loại hoặc nhựa

Bạn nên chọn dùng các loại hộp thủy tinh, tránh hộp làm từ kim loại hoặc nhựa. Nếu là nhựa, thì hãy mua loại hộp nhựa PET hoặc HDPE. Chất liệu kim loại và nhựa có thể hòa lẫn vào thức ăn và gây độc hại. Thức ăn khi đó trở thành độc tố và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một điểm lưu ý khác là chị em không nên để nước sốt hoặc các loại đồ hộp còn thừa trong tủ lạnh. Vì nước sốt sẽ không còn được nguyên vị khi lấy ra dùng tiếp. Còn đồ ăn đóng hộp cũng sẽ có nhiều chất độc và bám vào thức ăn.

Nên cất thức ăn vào tủ lạnh sau khi nấu (trong vòng 2 giờ)

khi thức ăn nguội hoàn toàn, đây là môi trường lý tưởng để sản sinh vi khuẩn. Nên cất thức ăn ngay sau khi nấu 2 giờ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Kể cả khi thức ăn vẫn còn nóng hoặc ấm. Mẹo bảo quản đồ ăn không có gì phải phức tạp phải không nào?

Tham khảo thêm  Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tẩm Ướp Khô Cho Gà Nướng Đậm Đà

Sắp xếp các thực phẩm bảo quản trong tủ thường xuyên

Dẫu tủ lạnh là nơi lý tưởng nhất để bảo quản các thức ăn dư. Nhưng đừng nên nghĩ đó là “tủ bảo quản vạn năng”. Bạn không nên để quá nhiều thức ăn thừa vào trong đó. Vì tủ lạnh cũng cần không gian để không khí mát lạnh tỏa đều và lưu thông tốt. Nếu không có không gian để lưu thông, thực phẩm trong tủ sẽ nhanh hỏng.

Mammamia-Italia cũng chia sẻ thêm cho các gia đình là nên xả đông tủ lạnh và tủ đông (nếu có) hàng tuần. Vì đó là lúc bạn tạo môi trường mới cho tủ được thông thoáng và không nhiễm khuẩn.

Hãy chuẩn bị sẵn nhiều hộp và túi để di dời thức ăn thừa ra ngoài khi thực hiện xả đông. Sau khi xả đông, bạn nên lau chùi các ngăn tủ. Tuy có hơi vất vả, nhưng tủ lạnh như được “làm lại mới”.

Mammamia-Italia bật mí cách bảo quản thức ăn theo nhóm

Chuyện bảo quản thức ăn thừa hoặc thực phẩm đôi khi sẽ nhức đầu lắm khi bạn không hiểu được mỗi loại cần chiêu riêng. Vì bạn cần biết mẹo bảo quản thức ăn tươi và mẹo bảo quản thức ăn đơn giản.

Mỗi loại thức ăn thừa sẽ có mẹo bảo quản đồ ăn riêng. Chị em hãy tìm hiểu thật kỹ để biết cách giữ thức ăn thừa. Điều này có thể giúp nàng tiết kiệm lượng thức ăn và tiền của khá nhiều!

Thịt và cá

Bạn cần bỏ thịt hoặc cá vào trong túi kín khi mua ở siêu thị hoặc cửa hàng. Nếu mua trong hộp đã đóng gói, không nên mở hộp ra rồi để trong hộp hoặc túi khác. Vì bọc lại một lần nữa sẽ gia tăng nguy cơ thịt hoặc cá tiếp xúc với nhiều vi khuẩn xấu.

Sau khi nấu, để thịt cá trong tủ lạnh không quá 2 ngày. Thịt thừa (sau khi rã đông) nên ướp với gia vị bán hoàn chỉnh hoặc nước sốt yêu thích. Điều này giúp thịt hoặc cá giữ được hương vị sau khi rã đông. Nên hâm nóng các món ăn nấu từ thịt hoặc cá (thừa) trên 750C.

Cơm

Cơm cần được bảo quản cẩn thận vì đây là món dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất nhanh. Các nàng nên để cơm vào trong hộp sạch sẽ và có nắp đậy kín. Nhớ là bỏ vào tủ lạnh ngay sau khi nấu (khoảng 1 giờ). Không được giữ trong tủ lạnh quá 1 tuần. Khi lấy cơm ra và hâm, thì hâm nóng cơm lại ở nhiệt độ cao hơn 600C. Mẹo vặt này nàng đã biết trước đó chưa?

Rau và hoa quả

Đối với rau sau khi nấu xong, chị em nên để rau nguội về nhiệt độ phòng trước khi trữ trong tủ lạnh. Rau thừa thì chỉ giữ trong tủ lạnh trong vòng 2 ngày. Với rau đông lạnh, hãy luộc sau đó, cho vào nước lạnh và để ráo nước. Khi khô rồi, thì bạn cho vào túi đông lạnh.

Mỗi loại rau nên để trong túi riêng biệt, không trộn lẫn chúng lại với nhau. Mẹo bảo quản thức ăn tươi này cũng thực hiện tương tự như với các loại củ và quả. Nếu có túi nhựa đục lỗ, thì để hoa quả và rau vào trong đó. Không được đậy kín vì rau-củ-quả cần có môi trường ẩm và không khí lưu thông.

Một Mẹo vặt chị em cần lưu ý nữa là không được rửa rau và hoa quả trước khi cho vào tủ lạnh. Vì rửa xong chúng là cách vô tình khiến chúng nhanh bị hư.

Bánh mì

Để bánh mì trong ngăn mát tủ lạnh thì liệu có giúp bảo quản lâu được không? Câu trả lời là không quá 7 ngày nhé! Nếu bạn chưa tin, thì hãy thử xem bánh mì có bị mốc meo hay không?

Tham khảo thêm  Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Nướng Gà Bằng Than Củi Ngon Tuyệt

Theo kinh nghiệm của nhà Mammamia-Italia, nên cho bánh mì vào túi chuyên dùng để dự trữ đồ ăn. Sau đó, cất bánh ở ngăn đá của tủ lạnh. Điều này giúp bảo quản bánh mì lên tới 2-3 tháng!

Khi muốn làm nóng bánh mì hoặc biến bánh trở nên giòn lại, rắc một chút nước lên bề mặt bánh và nướng trong lò. Chú ý chỉ cần điều chỉnh ở nhiệt độ thấp. Các lát bánh mì vẫn sẽ giữ được hương vị thơm ngon như ban đầu.

Các sản phẩm làm từ sữa

Các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ, sữa tươi, sữa chua,…đều cần được bảo quản. Mỗi loại sẽ có mẹo bảo quản thức ăn ngon khác nhau.

Nếu là phô mai (pho mát), nàng không nên để trong túi nilon. Vì chất béo và dầu trong phô mai sẽ bám đầy vào túi. Khi mở ra dùng, hương vị đã bị mất. Cách tốt nhất để bảo quản phô mai là nạo từng lớp phô mai và cho vào tô hoặc hộp. Tiếp theo, bọc bao quanh bằng màng bọc thực phẩm và cất trong ngăn lạnh. Không chỉ giữ được hương vị, cách này còn giúp cho bạn rã đông nhanh. Chị em có thể dùng phô mai đến 3 tháng!

Khi phô mai mới mua ở siêu thị, đừng hấp tấp mở ra liền nếu chưa dùng. Hãy cứ để nguyên trong bao bì.

Với sữa thì như thế nào? Nên xem hạn sử dụng của từng loại trên bao bì. Nhớ nguyên tắc này: khi đã mở hộp sữa ra thì phải dùng ngay. Nếu còn thừa, thì cất trong tủ lạnh (nhiệt độ tối thiểu 40C). Và phải dùng hết trong 24 giờ. Nếu không, sữa sẽ bị nhiễm các vi khuẩn độc hại.

Sữa hoặc kem khi đang dùng dở thì tuyệt đối không để lại trong các hộp hoặc bình chứa cũ. Vì vi khuẩn đã bám vào trong sữa hoặc kem khi bạn lấy ra rồi! Hãy cho kem và sữa thừa vào một cái chai hoặc hộp sạch khác. Đảm bảo là dụng cụ bảo quản có nắp đậy hoặc dùng giấy bọc thực phẩm.

Thông thường, các loại sữa đựng trong chai nhựa lại có hạn sử dụng lâu hơn hộp giấy vì vật liệu giấy mỏng hơn.

Mì ống

Mì ống thì bảo quản như thế nào? Chị em bỏ mì vào trong tủ lạnh thì thời gian dùng có thể kéo dài tới 5 ngày. Nếu giữ trong ngăn đá tủ lạnh, các nàng thỏa thích ăn mì trong 8 tháng tiếp theo nhé!

Nhưng mà chỉ cần để vào trong hộp là xong phải không? Đúng nhưng chưa chính xác! Nàng cần nhỏ vài giọt dầu oliu vào mì ống trước. Vì các sợi mì sẽ không bị dính vào nhau khi để vào trong hộp thời gian dài. Mì cũng không bị khô khốc. Một khi muốn lấy ra chế biến, nàng cần rã đông mì. Chờ đôi ba phút rồi đun mì trong nước để làm nóng.

Các loại gia vị

Với các loại gia vị thì như thế nào? Các loại gia vị nói chung có thời gian sử dụng tốt nhất là 1 năm. Nếu đã mở ra dùng rồi, thì thời hạn sử dụng khoảng 3 tháng. Dẫu gia vị không có hiện tượng hư hoặc bốc mùi hôi, nhưng có một số sẽ mất hương thơm. Chị em cần thường xuyên chú ý đến các hũ ớt bột, tiêu xay, bột nghệ,…Vì các gia vị này dễ bị ẩm mốc và đổi màu.

Bài viết liên quan